5 QUY TẮC ĂN DẶM – BÍ KÍP “VÀNG” TRONG LÀNG CHĂM CON

Bé đến độ tuổi ăn dặm rồi, liệu mẹ có biết 5 quy tắc ăn dặm này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những nguyên tắc ăn dặm cho bé nhé! Dược Biolab mách bạn những mẹo chăm con tuyệt vời để “bé khỏe, mẹ yên tâm”!

5 quy tắc ăn dặm mẹ cần ghi nhớ

Trẻ con ăn dặm là quá trình rất phổ biến ngày nay. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng có thể nắm được những nguyên tắc ăn dặm cho bé. Khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên lưu tâm đến 5 quy tắc ăn dặm này nhé! Nào, bật mí ngay thôi!

1.1. Ăn dặm khi cả mẹ và bé đều sẵn sàng!

Đúng vậy, thời gian phù hợp để bé ăn dặm vô cùng quan trọng. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đối với cơ thể của bé. Các mẹ nên cho ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể bé bắt đầu có những sự phát triển và vận động. Quy tắc ăn dặm là không nên đẩy nhanh quá trình bằng cách cho bé ăn dặm quá sớm. Cơ thể non nớt với các hệ cơ quan chưa hoàn thiện sẽ rất dễ đào thải thức ăn.

Không chỉ để cho bé sẵn sàng, cha mẹ cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ăn dặm là một giai đoạn rất vất vả với mẹ. Chính vì thế, quy tắc ăn dặm mẹ cần nhớ đó chính là “sẵn sàng”. Mẹ cần có sự chuẩn bị, tính toán về thời gian biểu ăn dặm, thức ăn, hàm lượng ra sao. Như vậy quá trình ăn dặm mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng là điều không thể thiếu trước khi bước vào “hành trình” lâu dài cùng bé.

1.2. Không để bé ăn rong

Có những giai đoạn trẻ thường quấy khóc, biếng ăn. Bởi vậy nên nhiều gia đình thường dẫn bé đi ăn rong để bé ăn được nhiều hơn. Việc ăn rong là không khoa học, thậm chí có thể gây nên nhiều ảnh hưởng xấu. Thức ăn bị bụi bẩn bám vào rất dễ chứa các vi khuẩn gây hại. Về mặt khoa học, ăn rong khiến cơ thể bé tiếp nhận thức ăn một cách thụ động. Sự tiếp nhận thụ động này không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đây là nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ đừng quên nhé!

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, việc ăn rong còn có tác hại xấu đến hành vi của bé. Ăn rong hay phải xem tivi, smartphone mới có thể ăn được sẽ hình thành những thói quen xấu sau này. Bé sẽ quen dần với việc đó và nếu như cha mẹ không thực hiện thì bé sẽ chống đối, quấy khóc. 

1.3. Lên thực đơn đảm bảo dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm của bé phải thực sự đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Đây là quy tắc ăn dặm không thể thiếu. Sự cân bằng dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé. Bé cần phải bổ sung được các dưỡng chất như tinh bột, protein, vitamin, chất xơ, chất béo. Tuy nhiên, mẹ cần phải cân đối nhóm dinh dưỡng để bé có thể tiêu hóa tốt. Đặc biệt, mẹ cần tránh trường hợp cho bé ăn quá nhiều một chất, sẽ gây khó tiêu, chán ăn. Sữa mẹ vẫn phải được ưu tiên trong thực đơn của bé.

1.4. Chế biến thức ăn ngon – bổ – đúng cách

Chế biến các món ăn cũng là điều mẹ cần lưu ý. Chúng ta không nên chế biến món ăn quá mặn hoặc quá đặc, nhất là trong giai đoạn đầu ăn dặm. Nguyên tắc ăn dặm cho bé này cần được thực hiện nghiêm ngặt. Trẻ phải được ăn nhạt, tránh tuyệt đối việc nêm mắm, muối. Việc ăn mặn sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng sau này. Hầu hết món ăn của bé sẽ “không muối”, thận của bé sẽ không thể xử lý lượng muối cao đâu!

Mẹ cũng không được để cho bé ăn thức ăn đặc ngay trong giai đoạn đầu tiên. Bé cần có một giai đoạn làm quen, thích nghi với thức ăn. Hơn hết, hệ cơ quan của bé cũng cần có thời gian để phát triển hoàn thiện, hấp thu được các loại thức ăn đặc. Tốt nhất là mẹ hãy cho bé ăn từ đồ loãng đến đặc. Quy tắc ăn dặm thường là từ cháo loãng, bột, đến hoa quả nghiền, sau đó mới là cơm xay và cháo đặc. 

1.5. Đừng quên tính toán khẩu phần khi bé còn ăn dặm

Như quy tắc ăn dặm số 1, mẹ cần chuẩn bị một thời gian biểu chi tiết về thời gian, khẩu phần ăn. Nguyên tắc ăn dặm cho bé chính là đi từ “ít đến nhiều”. Mẹ không nên vội vàng ép bé bú nhiều, ăn nhiều. Bé phải có thời gian làm quen với những bữa ăn dặm, những thức ăn ngoài. Khi bé đã quen với việc ăn dặm và nhu cầu của bé cao hơn, lúc đó mẹ hãy từ từ tăng khẩu phần ăn lên. 

Mặc dù ăn dặm là quá trình giúp bé làm quen với thức ăn ngoài, nhưng sữa mẹ vẫn là thành phần quan trọng đối với cơ thể của bé. Sau đó, các nhóm thực phẩm chứa các dưỡng chất cơ bản được ưu tiên. Trái cây, rau củ, ngũ cốc, thịt, tôm là những loại thực phẩm mẹ có thể chế biến thành các món ăn tùy theo tháng tuổi của bé. Xen kẽ những nhóm thực phẩm này sẽ giúp cho bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Mẹ chỉ cần tuân thủ theo 5 quy tắc ăn dặm ở trên nữa là sẽ đảm bảo được sự khỏe mạnh của bé. 

Trên đây là 5 quy tắc ăn dặm – bí kíp “vàng” trong làng chăm con mà Dược Biolab tìm hiểu được. Mẹ hãy nhớ những nguyên tắc ăn dặm cho bé này nhé! Chúc mẹ và bé có một “hành trình” ăn dặm thành công!

 

Gọi điện thoại
024.6660.7682
Chat Zalo