Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh 

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu không được điều trị sớm thì viêm loét dạ dạ dày sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn tới những biến chứng. Vậy viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương , viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Những vết loét nhỏ điều trị kịp thời có thể tự lành lại. Tuy nhiên những vết loét lớn, gây nhiều triệu chứng, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để có phương pháp và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây loét dạ dày

Viêm loét dạ dày dày có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính, bạn nên tham khảo:

  • Vi khuẩn HP: nhiễm khuẩn Hp coi là nguyên nhân loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn là nó có thể bị lây từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ, đồ ăn hàng ngày,…
  • Stress: Căng thẳng  tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày gây nên viêm loét.
  • Thói quen ăn uống: dùng đồ cay nóng, chua,…Khiến mòn lớp nhầy trong dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh loét dạ dày.
  • Sinh hoạt không điều độ: Rối loạn giấc ngủ, ăn quá khuya, nhịn đói quá lâu….chính là thủ phạm gây loét dạ dày.
  • Thuốc Tây: sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài chống viêm steroid. Kích thích lớp lót dạ dày và ruột non là nguyên nhân chính gây nên loét dạ dày – tá tràng.
  • Di truyền: cũng là nguyên nhân gây nên loét dạ dày liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khoẻ của gia đình

>> Xem thêm: Đau dạ dày trong đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh hiệu quả

viêm loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày là gì? Cách khắc phục bệnh như thế nào?

3. Triệu chứng viêm loét dạ dày

Một số triệu chứng thường thấy ở người bị loét dạ dày như:

  • Đau bụng khó chịu: Cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị: do axit trong dạ dày tăng bất thường
  • Buồn nôn: loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hoá thường gây nên buồn nôn
  • Xuất huyết dạ dày: triệu chứng nôn ra máu, kèm theo cảm giác, nóng rát, cồn cào là biểu hiện loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. Khi xuất hiện tình trạng này, bạn nên tới bệnh viện để điều trị kịp thời để tránh những hậu quả về sau.

Mất ngủ: hiện tượng đầy hơi, ợ chua, ậm ạch khó tiêu là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người bệnh.

4. Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Người bị loét dạ dày – tá tràng nếu không kịp điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí là ung thư dạ dày. Một số biến chứng thường gặp như:

  • Thủng ổ loét: ổ loét ăn thủng thành dạ dày, tá tràng làm chảy dịch tiêu hoá vào trong ổ bụng gây nên tình trạng viêm phúc mạc cần phải mổ cấp cứu sớm. Nếu đến muộn người bệnh có thể bị tử vong hoặc nhiễm bệnh nặng. Triệu chứng điển hình là bệnh nhân đau đột ngột, đau vùng lên trên rốn, sau đó lan ra khắp bụng.
  • Biến chứng ung thư hoá: đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bị loét dạ dày gặp phải.

5. Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?

5.1. Thuốc tây chữa loét dạ dày – tá tràng

Căn cứ vào tình trạng bệnh mà có các nhóm thuốc điều trị Floét dạ dày tá tràng thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng acid: maalox, stomafar, manges hydroxyd,…Có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị dạ dày.
  • Thuốc giảm tiết acid: cimetidin, nizatidine,…có tác dụng giảm tiết acid
  • Thuốc diệt HP: amoxicillin, imidazole,…diệt khuẩn hiệu quả

5.2. Trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh thuốc tây y thì các bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng với những thành phần dễ kiếm, mang lại hiệu quả phải kể đến như:

  • Nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp cùng mật ong chống loét dạ dày tá tràng, giảm tiết dịch vị, chống viêm.
  • Nha đam: dùng ép nước giúp dễ tiêu, giảm đầy hơi, nhuận tràng.
  • Nghệ đen: Tinh bột nghệ pha nước ấm kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, ngăn tiết dịch vị,…

Ngoài ra còn nhiều bài thuốc nam điều trị bệnh. Tuy nhiên trước khi áp dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự ý điều trị bừa bãi, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

5.3. Sử dụng viên uống Bio Nano Curcumin Pluss++

Ngoài việc sử dụng tây y, đông y thì việc cải thiện bệnh từ sâu bên trong là điều cần thiết. Việc bổ sung viên uống Bio Nano Pluss++ với các thành phần từ thiên nhiên như:

  • Nano curcumin: làm tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày: tăng nồng độ chất nhày mucin, tăng nitric oxid trong dịch nhày. Có tác dụng kháng viêm, lành vết loét, làm hồi phục nhanh các tổn thương viêm. Tái tạo niêm mạc dạ dày.
  • Xạ đen: Flavonoid trong cây xạ đen có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư đồng thời ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hoá, thoái hoá gan, các tổn thương do nguồn bức xạ,…

Một số thành phần khác như: nấm linh chi, tỏi đen, piperin,…Giúp cải thiện tình trạng viêm loét, đau dạ dày an toàn, lành tính.

viêm loét dạ dày bổ sung thực phẩm giúp cải thiện bệnh
viêm loét dạ dày bổ sung nano

6. Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Một số chú ý dưới đây sẽ giúp người bệnh cải thiện loét dạ dày – tá tràng hiệu quả như:

  • Bổ sung trái cây, hoa quả giàu vitamin C, A, ngũ cốc,…
  • Từ bói thói quen xấu như: hút thuốc, uống rượu, ngủ muộn
  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Tập thể dục thường xuyên

Hy vọng nội dung trên Dược Biolab cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm loét dạ dày, cách điều trị bệnh hiệu quả.

 

Gọi điện thoại
024.6660.7682
Chat Zalo