Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên bệnh này thường diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Nhận biết bệnh sớm sẽ giúp điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.
1. Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là gì?
Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài tiếp xúc với không khí như: mũi, họng, xoang và thanh quản. Chính vì vậy đây là bộ phận chịu nhiều tác động từ bên ngoài: nấm mốc, virus, lạnh,…
Khi tác nhân này xâm nhập vào sẽ làm xuất hiện các triệu chứng của cảm, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn tới các bệnh liên quan đến các bệnh về viêm mũi, viêm họng,…Các bệnh này thường được gọi là viêm đường hô hấp trên
2. Các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Bệnh viêm đường hô hấp trên xuất hiện nhanh và tự khỏi với một số dấu hiệu bạn nên biết như:
- Với trẻ sơ sinh: triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi khò khè về đêm, khóc, không chịu bú,…
- Với trẻ lớn: thường nghẹt mũi, ho, đau họng, chán ăn,…
Khi trẻ bị sổ mũi, dịch mũi tự chảy ra ngoài. Sau đó dịch đặc lại và sẽ là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên viêm phổi. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh thường xem nhẹ, thấy con đỡ sốt không đi thăm khám đến khi bệnh trở nặng chữa trị gặp nhiều khó khăn.
>>> Xem thêm: Thực phẩm tăng cường sức đề kháng, phòng chống covid 19
3. Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Tuỳ vào mức độ bệnh mà có những cách điều trị khác nhau, dưới đây là một số cách mà các bậc phụ huynh nên tham khảo
- Viêm đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ: triệu chứng chỉ dừng lại ở ho, sốt nhẹ. Lúc này vệ sinh mũi là điều quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé nhấp nước quất hấp đường kính, nhấp ít mật ong đối với trẻ > 1 tuổi.
- Mức độ vừa phải: với các triệu chứng ho, sốt nhiều lần trong ngày. Có thể bé bị viêm phế quản hoặc viêm xoang. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.
- Mức độ nặng: các triệu chứng ho, sốt, co rút lồng ngực nhiều lần nghĩa là bé đã bị viêm phổi. Lúc này, trẻ cần được điều trị.
- Mức độ rất nặng: thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Điều này cho thấy trẻ đã bị viêm phổi nặng và xuất hiện biến chứng. Bé cần được đưa tới bệnh viện và điều trị nội trú để bệnh nhanh khỏi.
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
- Môi trường sống: khi sử dụng điều hoà nên bật nhiệt độ khoảng 25-26 độ C và nhớ tắt trước khi bé rời khỏi phòng. Tránh trường hợp chênh lệch nhiệt độ ở bé.
- Vệ sinh tay: vi khuẩn, virus có thể thể xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ từ môi trường, vật dụng, quanh trẻ khi chạm tay vào niêm mạc, mũi, miệng. Vì vậy, rửa tay là một trong những điều kiện cần thiết mà phụ huynh nên nhắc bé.
- Vệ sinh mũi: giúp mũi thông thoáng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên lựa chọn các thành phần xịt mũi an toàn, lành tính với bé.
Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, tăng cường sức đề kháng từ bên trong cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng hạn chế các tình trạng bệnh viêm đường hô hấp trên. Với các thành phần an toàn từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ. Bách Ích Khang được bào chế từ: Xuyên tâm liên, tía tô, trần bì,…
Công dụng:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giảm nguy cơ viêm cơ viêm đường hô hấp trên (mũi, họng) do sức đề kháng kém.
Đối tượng sử dụng:
- Người có nguy cơ viêm đường hô hấp trên (mũi, họng) do sức đề kháng kém
Cách dùng:
- Trẻ em từ 2-6 tuổi: Uống 1 viên/1 lần x 1 lần/ngày, cắt vỏ nang hoà cùng với nước ấm để sử dụng.
- Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/1 lần x 2 lần/ngày.
- Uống sau ăn.
- Nên dùng 1- 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên Dược Biolab chia sẻ đến bạn các cách trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ hiệu quả mà an toàn. Hy vọng nội dung hữu ích, giúp các mẹ phát hiện bệnh nhanh chóng.