Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó. Nó gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng cách đeo kính. Hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng. Cùng Dược BioLab tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm thị lực và tìm ra giải pháp khác phục hiệu quả trong bài viết này nhé!
Thế nào là suy giảm thị lực?
Mắt là cơ quan cảm giác phát triển cao nhất của cơ thể con người. Trên thực tế, phần lớn chức năng của não bộ dành riêng cho thị giác hơn là thính giác, khứu giác hay vị giác.
Suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những ví dụ về tật khúc xạ. Những rối loạn khúc xạ này có thể chữa được bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ Lasik.
Với những đối tượng bị suy giảm thị lực không thể không khắc phục được bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực
Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực:
- Cận thị: Kết quả của việc hình ảnh được tập trung ở phía trước võng mạc. Vì vậy, các vật thể từ xa rất khó để nhìn rõ. Tình trạng này ảnh hưởng đến nam/nữ như nhau.
- Viễn thị: Ngược lại với cận thị, hình ảnh được tập trung ở phía sau võng mạc, khiến cho các vật thể ở gần xuất hiện mờ đi.
- Loạn thị: Kết hợp giữa cận thị và viễn thị, khi giác mạc có hình dạng bất thường. Do đó, mắt thiếu tập trung vào một điểm nhìn duy nhất
- Quáng gà: Trong điều kiện ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm, thị lực của họ rất kém
- Đục thủy tinh thể: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, chiếm hơn 20 triệu người trên toàn thế giới. Thấu kính của mắt tập trung ánh sáng để có thể nhìn rõ các vật ở những khoảng cách khác nhau.
Bên cạnh đó, suy giảm thị lực còn có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân khác như: Bệnh tiểu đường; Ung thư mắt; Bệnh bạch tạng; Chấn thương sọ não,…
Lời khuyên chăm sóc đôi mắt sáng khỏe
- Không đọc sách chỗ tối, không sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài. Nếu tính chất công việc văn phòng phải dùng laptop liên tục, cứ mỗi 30 -60 phút hãy cho mắt được nghỉ ngơi.
- Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc
- Uống 1.5 – 2 lít nước/ngày
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, kiêng hút thuốc lá, kiêng uống rượu bia
- Tăng cường thực phẩm tốt cho thị lực
- Vận động khoa học cho cơ thể và đôi mắt