Bệnh thấp khớp và những điều cần biết

Bệnh thấp khớp không phải là bệnh hiếm gặp. Theo thống kê thì có đến 48% bệnh nhân bị chứng bệnh thấp khớp trên tổng số các ca về xương khớp (theo số liệu thống kê của Bộ Y tế). Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh thấp khớp. Bài viết dưới đây, Biolab sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thấp khớp và những điều cần biết

Bệnh Thấp Khớp là gì?

Thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp. Đây là bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn huyết tán gây viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp. Hệ miễn dịch chống lại các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể gây ra các triệu chứng đặc trưng là đau, sưng và cứng khớp.

Bệnh thấp khớp cấp gây tổn thương chủ yếu là các khớp nhưng nặng nề và nguy hiểm nhất vẫn là tim. Nó có thể làm tăng nguy cơ tử vong

Thấp khớp có 2 dạng:

  • Thấp khớp liên quan tới khớp: Những tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương bao gồm viêm khớp dạng thấp, gút, viêm đốt sống,…
  • Thấp khớp không liên quan đến khớp: Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến các phần mô mềm và cơ như viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng của Thấp khớp cấp

Những dấu hiệu của bệnh thấp khớp cấp bao gồm:

  • Khớp bị cứng, thường tệ hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động. Tình trạng này có thể kéo dài 1-2 giờ (hoặc thậm chí cả ngày)
  • Khớp yếu, ấm lên và sưng
  • Biến dạng khớp. Khi sụn và sụn nang khớp bị tổn thương nghiêm trọng, toàn bộ khớp có thể trở nên biến dạng. Tình trạng này thường là do không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mãn tính
  • Mệt mỏi, sốt và sụt cân.
  • Xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da.

Các triệu chứng của bệnh đều gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp

Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra thấp khớp cấp. Tuy nhiên một số yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến bệnh:

  • Bệnh do gen di truyền: Nguy cơ mắc bệnh cao nếu trong gia đình có người thân, họ hàng đã mắc căn bệnh này
  • Do giới tính: Bệnh thấp khớp xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Do thể trạng sức khỏe của phụ nữ yếu hơn và phải trải qua các thời kì mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
  • Do độ tuổi: Những người trưởng thành, người cao tuổi dễ mắc bệnh thấp khớp hơn trẻ em do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Do chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: Ăn nhiều chất béo nhưng thiếu vitamin và khoáng chất, người béo phì, thừa cân dễ bị các bệnh về xương khớp, thấp khớp

Xem thêm: Tại sao nữ giới hay bị loãng xương hơn nam giới?

Một số biện pháp hạn chế bệnh thấp khớp cấp

Tập thể dục thường xuyên

Những bài tập nhẹ nhàng có thể giúp các cơ khỏe hơn và giúp đánh bại những mệt mỏi bạn đang phải chịu đựng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện những bài tập này. Nếu bạn mới bắt đầu, hãy đi bộ, đi bơi hoặc các bài tập aerobics dưới nước. Bạn cần tránh các bài tập nặng, chấn thương hoặc làm hại khớp nghiêm trọng

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Áp dụng chườm nóng

Việc này sẽ giúp giảm đau, thư giãn các cơ bị đau và căng. Chườm lạnh sẽ làm dịu cơn đau, làm tê những ảnh hưởng và giảm co thắt cơ. Cách giảm cơn đau hiệu quả bằng cách chườm một túi đá lạnh hoặc nước đá bọc trong khăn lên vùng đau. Theo đó, khi gặp nhiệt độ lạnh, các mạch máu co lại giúp ngăn ngừa tình trạng sưng. Đồng thời làm tê các sợi thần kinh nhỏ, giảm cơn đau rõ rệt. Cách điều trị này có thể áp dụng trong vòng 20 phút, lặp lại vài lần trong ngày

Thư giãn

Bạn cần giảm stress để đối phó với những cơn đau. Bạn có thể tưởng tượng hay đánh lạc hướng cảm giác đau, thư giãn cơ cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau. Bạn có thể tập thở hoặc thiền để thay đổi trạng thái giảm căng thẳng

Bổ sung thực phẩm chức năng

Các loại thực phẩm chức năng có thể giúp giảm đau khớp, bổ sung canxi (như Bio Xương KhớpSupper Nano Canxi D3K2…).

Lưu ý:

  • Thực phẩm chức năng chỉ để hỗ trợ cho xương khớp
  • Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Gọi điện thoại
024.6660.7682
Chat Zalo