Tối 21/5/2019, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành Công Thương.

Tối 21/5/2019, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành Công Thương. 

Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Trương Thị Ngọc Ánh; Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành; đại biểu Quốc hội; Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đại diện các Sở, ban, ngành Trung ương và địa phương; các doanh nghiệp và Hiệp hội sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam tiêu biểu, các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ngành Công Thương; các cơ quan thông tấn, báo chí.

Ảnh : Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

Báo cáo tại Lễ tổng kết, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2009, khi Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương đã bám sát chủ trương của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự và kịp thời quán triệt, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai Cuộc vận động đến các cơ quan đơn vị trong ngành.

Với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, 10 năm qua ngành Công Thương đã đồng hành cùng Ban chỉ đạo Trung ương và các cấp bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cùng chung tay hành động, góp phần quan trọng làm chuyển biến ý thức người tiêu dùng và doanh nghiệp, tạo nên diện mạo mới trên thị trường, trong đó người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao chất lượng và uy tín thương hiệu hàng Việt Nam. Có thể nói, sự lan tỏa thành công từ việc triển khai các chương trình hành động được thể hiện rõ nét qua những kết quả sau đây:

Một là, tạo được niềm tin và sự quan tâm mua sắm, tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa thương hiệu Việt;

Hai là, khơi dậy được tiềm năng lớn về nguồn lực và năng lực kinh doanh, phân phối của mọi thành phần kinh tế. Đến nay, chúng ta có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, trong đó nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tỷ lệ hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80% đến trên 90% tại các các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống;

Ba là, việc triển khai các chương trình của Cuộc vận động đã phát huy được nội lực to lớn trong nước. Một số ngành sản xuất hàng Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa với hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%; ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%; áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vinh dự và tự hào khi gian hàng của dược phẩm BIOLAB được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghé thăm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu tham quan gian trưng bày tại triển lãm

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu tham quan gian trưng bày tại triển lãm

Gọi điện thoại
024.6660.7682
Chat Zalo